Đối với đèn chiếu sáng, cần sử dụng bóng tuýp gầy và compact thay cho bóng tròn vì đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3 - 4 lần so với bóng đèn khác. Các thiết bị điện, thế hệ càng mới thì khả năng tiết kiệm điện càng cao.
Khi chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), hãy chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để sử dụng tiết kiệm điện hiệu quả. Chú ý, phải chọn mua thiết bị điện có dán nhãn chất lượng, điều này là cơ sở xác định sản phẩm tiết kiệm năng lượng được cơ quan chức năng cấp.
2. Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học
Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ, máy bơm đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước nhanh đầy hơn. Tường nhà nên sử dụng màu sáng và tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện.
3. Điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình
- Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh chỉ cần để ở chế độ 3 – 6 độ C, với hộc đông lạnh thì để từ - 15 đến -18 độ C. Bởi ở chế độ lạnh hơn 10 độ C, máy sẽ tiêu tốn thêm 25% điện năng. Nên thường xuyên kiểm tra cửa tủ, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều, do đó rất tốn điện.
- Máy điều hòa nhiệt độ: Để nhiệt độ ở mức trên 20 độ C, vì cao hơn 10 độ C thì tiết kiệm được 10% điện năng. Hãy kiểm tra các cửa ra vào và cửa sổ khi bạn sử dụng điều hòa nhiệt độ để đảm bảo rằng không khí lạnh không bị thoát ra ngoài một cách lãng phí. Bạn có thể lấp các lỗ hổng, các rãnh hở trên cửa bằng những miếng cao su dẻo có bán ở các cửa hàng đồ điện gia dụng. Thường xuyên vệ sinh bộ phận lọc sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng; đặt máy xa tường sẽ tiết kiệm 20 - 25% điện năng. Chú ý tắt máy điều hòa nếu vắng nhà từ 1 giờ trở lên.
- Quạt: Cho chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Khi trời quá nóng, thường xuyên đóng kín cửa và tắt điện cũng giúp ngôi nhà bạn mát mẻ hơn.
- Máy tính: Màn hình máy tính có độ sáng càng cao thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút, hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).
- Bàn ủi: Không dùng trong phòng có bật máy điều hòa nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn ủi sẽ giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, vẫn còn có thể ủi phẳng được 1 - 2 bộ quần áo nữa, do vậy cần tận dụng lợi thế này.- Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.
- Ti vi: Không nên để màn hình ở chế độ quá sáng sẽ giảm được điện năng tiêu thụ, không nên tắt tivi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Nên chọn kích cỡ màn hình phù hợp với diện tích chỗ ở, vì tivi càng to càng tốn điện.
Hãy luyện tập thói quen tắt các thiết bị điện không cần thiết và luôn đảm bảo rằng tất cả các thiết bị điện đều được tắt khi bạn ra khỏi nhà. Điều này không chỉ giúp bạn cắt giảm chi phí tiền điện đáng kể, mà quan trọng hơn, nó còn giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những sự cố đáng tiếc như chập điện, cháy nổ…Hãy sử dụng những bí quyết hữu ích này để nâng cao chất lượng sống của bạn và gia đình cũng như tránh được nguy cơ “viêm màng túi” vào cuối tháng.